Thoát vị là gì?
Thoát vị là một lỗ mở hoặc điểm yếu trong thành của cơ, mô hoặc lớp màng bao bọc một cơ quan nào đó. Nếu chúng trở nên đủ rộng, một phần của cơ quan có thể chui thông qua lỗ này.
Thoát vị thường xảy ra hơn ở những bộ phận nhất định của cơ thể như bụng, rốn, háng và khu vực đùi. Chúng có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào mà bạn đã từng phải phẫu thuật.
Thoát vị có thể xảy ra trong một khoảng thời gian dài hoặc nó có thể xảy ra đột ngột. Thoát vị được gây ra bởi sự kết hợp do suy yếu cơ và gắng sức, tuy nhiên nguyên nhân gây ra suy yếu và gắng sức có thể khác nhau.
Thoát vị xảy ra phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ mới chập chững biết đi. Và hầu hết thanh thiếu niên được chẩn đoán bị thoát vị là do yếu các cơ hoặc các mô ở thành bụng từ khi sinh ra (còn được gọi là khiếm khuyết bẩm sinh). Trong các trường hợp này, gắng sức không gây ra thoát vị, nó chỉ làm cho chứng thoát vị gây ra đau nhiều hơn.
Dưới đây là một số loại gắng sức có thể gây ra chứng thoát vị:
• Béo phì hoặc giảm cân đột ngột
• Nâng vật nặng
• Tiêu chảy hoặc táo bón
• Ho hoặc hắt hơi dai dẳng
• Mang thai
Các loại gắng sức không tự gây ra thoát vị. Tuy nhiên chúng kết hợp với sự suy yếu của cơ thì thường gây ra thoát vị.
Nhiều loại thoát vị được phát hiện qua việc khám bệnh định kì. Nếu bạn là nam giới, khi đi khám bệnh, bác sĩ có thể khám tinh hoàn để kiểm tra thoát vị bằng cách đặt một ngón tay lên đầu bìu và yêu cầu bạn ho, bác sĩ có thể phát hiện nếu bạn bị thoát vị.
Phụ nữ nên biết về chứng thoát vị, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ mang thai hoặc bị béo phì thì bạn có nguy cơ bị thoát vị. Bác sĩ có thể kiểm tra chứng thoát vị ở nữ giới bằng cách ấn nhẹ nhàng lên các cơ quan hoặc tìm kiếm các dấu hiệu có thể có trong khi khám bệnh.
Xem thêm : Thoát vị và thoát vị bẹn