Bạn chưa có Tài khoản Diễn đàn?  Tạo một tài khoản

Đăng nhập

Duy trì trạng thái đăng nhập
Không thể truy cập vào tài khoản của bạn?

Phyics

Đăng nhập và bắt đầu giao lưu, chia sẻ và tải tài liệu với Physics

Kết nối, quy tụ, chia sẻ giữa các thành viên Vật lý HCMUS

Chia sẻ một số nội dung, kinh nghiệm học tập với bạn bè, đồng môn và mọi người quan tâm đến Vật Lý!

Trao đổi, trò chuyện, để lại lời nhắn một cách sống động hơn

Chatbox nhỏ gọn giúp các cuộc trò chuyện, thảo luận trở nên sống động, nhanh chóng và tiện dụng!

Cập nhật tài liệu học tập đầy đủ và nhanh chóng hơn bao giờ hết

Thường xuyên cập nhật tài liệu, giáo trình, bài giảng, đề thi ôn tập và kinh nghiệm học tập của các thế hệ!

Bạn có biết?

Hiện nay, forum Phyics còn có một cộng đồng trên facebook. Hãy tham gia ngay và giao lưu cùng chúng tôi!

Kết quả cho từ khoá ""

Đăng ký
Hangouts

DIỄN ĐÀN VẬT LÝ HỌC

DIỄN ĐÀN VẬT LÝ HỌC | Welcome to the Physics forum!

Lên đầu trang

Các bài viết mới nhất

xem nhiều nhất

Các thành viên nổi bật



You are not connected. Please login or register


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Vì sao người ta dùng vàng để đúc tiền? Empty Vì sao người ta dùng vàng để đúc tiền? Tue Nov 22, 2011 10:47 pm

- jacobian -

- jacobian -

Tổng số bài gửi : 203

Điểm : 589

Số lần được cám ơn : 82

Giới tính : Nam

Đến từ : Ho Chi Minh City

Ngày tham gia : 11/09/2011


Cấp bậc:

Cấp bậc:
Cập nhật lúc 07h26' ngày 21/11/2011

Vì sao vàng lại trở thành nguyên tố chuẩn mực để đúc tiền vào thời cổ đại? Tại sao không phải là đồng, platin hoặc argon?

Theo trang Khimia, ông Sanat Kumar, chủ nhiệm khoa Hoá công nghệ, ĐH Columbia (Mỹ) cho rằng, để làm tiền, một nguyên tố cần phải có 4 “tiêu chuẩn” và có thể dùng 4 tiêu chuẩn này để loại trừ dần tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Trước hết, nó không thể là chất khí vì chẳng ai cầm được chất khí để mang đi tiêu. Tiêu chuẩn này đã đánh gục toàn bộ các nguyên tố ở phía bên phải của bảng tuần hoàn, kể cả các khí trơ.

Thứ hai, nó không thể là nguyên tố bị ăn mòn và có hoạt tính cao, ví như liti chẳng hạn, bốc cháy khi gặp nước hoặc không khí. Sắt thì gỉ. Tiêu chuẩn này đã loại bỏ 38 nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Vì sao người ta dùng vàng để đúc tiền? Tienvang
Vàng là nguyên liệu duy nhất đáp ứng đủ 4 tiêu chuẩn để đúc thành tiền.
Thứ ba, nó không thể là nguyên tố phóng xạ. Vì hoặc do bị phóng xạ, đến một lúc nào đó, tiền của bạn biến mất hết hoặc nó có thể giết chết bạn. Tiêu chuẩn này gạt ra khỏi danh sách hai dãy nguyên tố nằm chung ở 2 vị trí trong bảng tuần hoàn gọi là dãy lantanid và actinid. Đối chiếu tiêu chuẩn này, một loạt các nguyên tố nghiễm nhiên phải đưa ra khỏi danh sách.

Bằng 3 tiêu chuẩn ấy, bảng tuần hoàn chỉ còn chừng 30 nguyên tố để “tuyển chọn”. Nhưng một nguyên tố có thể dùng để làm tiền, phải phải đẹp, bền và đáp ứng tiêu chuẩn thứ tư: Nó phải khá hiếm để có giá trị cao nhưng cũng không được quá hiếm và cực kỳ khó tìm. Tiêu chuẩn này đã khiến chỉ còn 4 nguyên tố trụ lại. Theo Kumar đó là 4 nguyên tố: rodi, palladi, bạc và vàng.

Vậy vì sao cuối cùng vàng vẫn là nguyên tố chiến thắng cuối cùng?

Theo Kumar, mặc dù bạc từ xưa cũng là một kim loại chủ yếu để đúc tiền, nhưng vì nó dễ dàng bị xỉn lại (có khi bị đen kịt), nên cũng bị loại ra ngoài danh sách. Rodi và Palladi mãi đến năm 1800 mới được tìm ra, nên người cổ xưa không biết đến chúng.

Cuối cùng, chỉ còn lại vàng và platin. Thế nhưng muốn đúc kim loại nào thì phải nấu chảy nó đã, mà platin thì phải nung nó đến 1.600 độ C mới nóng chảy. Thời cổ, ông Kumar nói, không có loại lò nung nào đạt được nhiệt độ đó.

Vì thế vàng là còn lại như một ứng cử viên duy nhất. Nó vừa đủ hiếm để không phải ai cũng có được, vừa cứng rắn, nhưng dễ nấu chảy, vừa không han rỉ, vừa chẳng độc hại. Nó xứng đáng là một chuẩn mực để làm tiền. Thời xưa, nhiều nước chỉ in tiền dựa trên số vàng có trong ngân khố.

Theo Vietnamnet

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Style of Google. Code by Juskteez