Hình ảnh thây ma trong những bộ phim kinh dị (Ảnh: LiveScience)
Bộ phim kinh điển “Đêm của những thây ma sống” năm 1968 đã miêu tả về thây ma là những tử thi dật dờ đi lại và chuyên ăn thịt người sống. Nhiều người cho rằng bộ phim này đã làm mới hoàn toàn khái niệm thây ma của những năm 30. Khi đó người ta coi thây ma là những người đã bị kẻ khác tẩy não và điều khiển hoàn toàn mà thôi, website của Đại học Michigan diễn giải.
Bản đồ tham khảo Zombie do Viện Internet Oxford lập. (Ảnh: LiveScience)
Mô tả dáng đi của thây ma (Ảnh: LiveScience)
Những thây ma "sống"
Dù chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy những thây ma người có tồn tại, nhưng trên thực tế, zombie lại tồn tại khá phổ biến trong vương quốc động vật.
>>> Đọc thêm Nấm biến kiến thành thây ma
Một nghiên cứu gần đây tại rừng nhiệt đới Thái Lan cho thấy, một loại nấm ký sinh thuộc họ Ophiocordyceps đã xâm nhập vào đầu của kiến và điều khiển hành động của kiến tùy ý. Những con kiến bị sai khiến đi lang thang trong trạng thái say xỉn, vượt qua tầng lá thấp và cắn lá ngấu nghiến bất cứ khi nào nấm ra lệnh.
Bằng cách theo dõi 16 con kiến thây ma, các nhà khoa học phát hiện thấy những cú cắn cuối cùng trước khi chết của kiến thường diễn ra vào buổi trưa, cho thấy cơ thể chúng hoặc là đồng bộ hóa với mặt trời, hoặc là với nhiệt độ và độ ẩm tại thời điểm đó. Không chỉ quyết định thời điểm chết, nấm ký sinh còn tự chọn địa điểm chết của kiến. Thường thì đó là mặt trên của lá cây, nơi nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng đều lý tưởng để nấm sinh sôi và lây nhiễm cho nhiều kiến hơn.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy sâu bướm thây ma do bị nhiễm phải một loại virus đặc biệt. Trong cơ thể virus này có một loại gene khiến cho sâu bướm biến thành các thây ma trèo cây. Sau khi trèo lên đến ngọn cây, sâu bướm sẽ chết và cơ thể chúng hóa lỏng, rò rỉ những virus sát thủ lên các sâu bướm khác bên dưới.
Theo Vietnamnet, Livescience