South China Morning Post đưa tin, đúng lúc 1h40 hôm nay, vệ tinh Mặc Tử được phóng lên nhờ tên lửa Trường Chinh 2D từ trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi, thuộc khu tự trị Nội Mông, bắc Trung Quốc. Vệ tinh Mặc Tử là thành quả nghiên cứu trong 8 năm của nhà khoa học lượng tử Pan Jianwei và kỹ sư không gian Wang Jianyu.
Theo kỹ sư Wang Jianyu, người đứng đầu dự án, vệ tinh lượng tử Micius mang trong mình sứ mệnh quan trọng là thiết lập một đường dây thông tin giữa Trung Quốc và châu Âu mà tin tặc không thể tấn công. Theo đó thông tin sẽ được mã hóa và chuyển đến vệ tinh dưới dạng các hạt photon, về lý thuyết không thể bị đánh cắp, do đó sẽ đảm bảo sự an toàn tuyệt đối của thông tin.
"Vệ tinh Mặc Tử lần đầu tiên chứng minh rằng việc truyền tín lượng tử trên quy mô toàn cầu là hoàn toàn có thể. Đây là bước quan trọng mở ra kỷ nguyên Internet lượng tử trong tương lai", theo giáo sư Anton Zeilinger, hiện giảng dạy tại Vienna, Áo.
Vệ tinh Mặc Tử được phóng đi từ Trung tâm Phóng Vệ Tinh Tửu Tuyền, Nội Mông, Trung Quốc.
Vệ tinh này ban đầu được đặt tên QUESS (viết tắt của cụm từ "quantum experiments at space scale"), sau đó rút gọn thành QSS. Trong suốt quá trình nghiên cứu, nhà nghiên cứu chính của dự án Pan Jianwei luôn suy nghĩ để tìm ra một cái tên thích hợp hơn và kết quả, tên "Mặc Tử" (tiếng Anh: Micius) đã được chọn.
Pan cho biết tên gọi này không chỉ phù hợp với tinh thần tiên phong của dự án mà còn là thể hiện sự ngưỡng mộ đối với văn hóa Trung Hoa. Cách đây hơn 2.400 năm, Mặc Tử đã biết rằng ánh sáng luôn truyền đi theo đường thẳng và thế giới vật chất được tạo thành từ các phân tử.
Dự án của Pan và Wang bắt đầu tại Viện Khoa học Vật lý Thượng Hải vào năm 2008. Họ tham vọng tạo ra một vệ tinh có khối lượng nhẹ hơn một chiếc xe hơi [URL="http://thegioithienvan.com/"]kính thiên văn[/URL] SMART và sẽ "đi tìm một vũ trụ khác với lý thuyết của Einstein", theo South China Morning Post.
Đó là nơi mà "con mèo có thể sống và chết cùng thời điểm, nơi một phân lượng thông tin có thể truyền đi từ thiên hà này đến thiên hà khác với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng, nơi Internet không thể bị hack, và là nơi một chiếc máy tính bỏ túi có thể chạy nhanh hơn tất cả các siêu máy tính trên thế giới cộng lại".
Vệ tinh với tên gọi Mặc Tử thể hiện sự ngưỡng mộ đối với văn hóa Trung Hoa.
Tuy nhiên, kế hoạch của các nhà khoa học Trung Quốc không chỉ dừng lại ở đó mà hướng đến quy mô to lớn hơn: truyền tin lượng tử trong không gian. Nếu thành công, công nghệ truyền tín lượng tử sẽ loại bỏ hoàn toàn quãng thời gian 20 phút chờ trong liên lạc giữa Sao Hỏa và Trái Đất.
Đồng thời dự án cho phép nhiều tàu vũ trụ cỡ nhỏ có thể gởi hình ảnh và video về các hành tinh cách chúng ta nhiều năm ánh sáng mà không cần phải gắn những ăng-ten khổng lồ. Nó cũng có thể cho chúng ta thấy được những gì có bên trong một hố đen.
Việc Trung Quốc phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới đã nhận được ca ngợi từ nhiều nhà khoa học ở châu Âu, Mỹ, Nga, Canada và Nhật Bản, những nơi có kế hoạch tương tự nhưng lại bị trì hoãn vì nhiều lý do.