Tại buổi seminar, GS đã giới thiệu về công nghệ sử dụng ảnh viễn thám radar trong việc xây dựng bản đồ 3D của rừng, bản đồ sinh khối và thông qua đó, xây dựng bản đồ lượng carbon toàn cầu.
Ứng dụng công nghệ vũ trụ trong giám sát môi trường tại Việt Nam hiện nay cũng tương đối phát triển, tuy nhiên hầu hết các viện ở Việt Nam chỉ sử dụng ảnh quang học, có nghĩa là ảnh vệ tinh ở các băng tần Xanh - Lục - Đỏ - Hồng ngoại. Những băng tần này có nhược điểm là chỉ sử dụng được ảnh chụp vào ban ngày và với điều kiện không có mây. Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 cũng là vệ tinh quang học. Với những hạn chế nêu trên, VNREDSat-1 chỉ có thể sử dụng được khoảng 15% lượng ảnh đã chụp.
Ngược lại, dữ liệu radar lại chiếm nhiều ưu thế và được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi sóng radar vẫn hoạt động tốt 24/24 bất kể ngày đêm và mây mưa.
Với việc sử dụng công nghệ này, nhóm nghiên cứu của GS hy vọng sẽ sớm thành công trong việc giám sát lượng Carbon toàn cầu, thông qua đó sẽ giúp con người giám sát được sự biến đổi khí hậu.
-----------------------------------------------------------
Bên lề: GS Stephane Mermoz đang công tác tại CESBIO, cùng phòng lab với GS. Lê Toàn Thủy là người Pháp gốc Việt. Cô Lê Toàn Thủy là một trong những người tiên phong trong việc sử dụng radar giám sát môi trường. Trong dự án này, cô Thủy đã đề xuất và được ESA chấp thuận để chế tạo và phóng hàng loạt những vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp (SAR).