Kính hiển vi điện tử đầu tiên trên thế giới do hai nhà khoa học người Đức chế tạo: Max Knoll và Ernst Ruska đã chế tạo ra kính hiển vi điện tử (Electron Microscope - EM) đầu tiên trên thế giới vào năm 1931.
Năm 1986, Ernst Ruska đã được trao giải Nobel cho cụm công trình nghiên cứu về quang học điện tử trong đó có việc thiết kế kính hiển vi điện tử đầu tiên của ông.
Ngày nay, kính hiển vi điện tử vẫn là một thiết bị nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu về khoa học sự sống và vật liệu (công nghệ nano). Trong lĩnh vực vi rút học, đây là thiết bị không thể thiếu, thiết bị này cho phép quan sát được hình thái siêu cấu trúc của hầu hết các loại vi rút gây bệnh, các đại phân tử như ADN, ARN… Với độ phân giải cao, cùng với những kỹ thuật chuẩn bị mẫu hiện đại, hiển vi điện tử còn cho phép các nhà vi sinh vật học, tế bào học…quan sát sự tương tác giữa vi rút gây bệnh và tế bào vật chủ, các đặc tính hóa miễn dịch tế bào. Việc chẩn đoán nhanh về hình thái, cấu trúc một số vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm vẫn là một lợi thế của hiển vi điện tử, đặc biệt là đối với những tác nhân gây dịch bệnh truyền nhiễm chưa xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, để phát huy được tối ưu hiệu quả của hiển vi điện tử trong nghiên cứu mẫu sinh vật thì việc kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán khác cũng trở nên rất cần thiết.
Hiển vi điện tử là một phương pháp nghiên cứu tương đối phức tạp và có nhiều kỹ thuật khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu, các thiết bị phụ trợ và hoá chất cũng rất chuyên dụng. Vì vậy, người sử dụng EM trong nghiên cứu y sinh không những phải am hiểu về siêu cấu trúc tế bào, sinh hoá, vi sinh, miễn dịch, kiến thức chuyên ngành mà còn cần phải hiểu về các kỹ thuật chuẩn bị mẫu, khai thác thông tin từ hình ảnh và kiến thức nhất định về vật lý, hoá học.
Ở Việt Nam việc ứng dụng kính hiển vi điện tử như thế nào?
Ở nước ta, kính hiển vi điện tử hiện nay vẫn là thiết bị quí hiếm, đắt tiền, có rất ít đơn vị được trang bị đồng bộ về kính hiển vi điện tử, thiết bị chuẩn bị mẫu và những người có kỹ năng vận hành và khai thác tính năng của kính. Do vậy, một số đơn vị được trang bị kính nhưng không khai thác được hoặc khai thác bị hạn chế, gây ra tình trạng lãng phí lớn về thiết bị. Hơn nữa, phần lớn các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên hay sinh viên trong nước không được trang bị kiến thức một cách đầy đủ để khai thác thông tin nhận được từ hiển vi điện tử. Họ thường gửi mẫu và phó mặc việc phân tích cho những người sử dụng kính hiển vi điện tử mà không quan tâm rằng những người này có hiểu về mục đích nghiên cứu đối với từng loại mẫu hay không.
Trên thị trường tại nước ta hiện nay phổ biến nhất là các sản phẩm kính hiển vi điện tử của các hang đến từ Nhật Bản, Đức..như Hitachi, Leica..
Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]